ToihocTrade.Com
Thứ Tư, Tháng Năm 25, 2022
Advertisement
  • Home
  • Kiến thức
    • Forex
    • Crypto
    • Chứng khoán
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn giao dịch
  • Ngân hàng
  • Blog
  • Home
  • Kiến thức
    • Forex
    • Crypto
    • Chứng khoán
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn giao dịch
  • Ngân hàng
  • Blog
No Result
View All Result
ToihocTrade.Com
No Result
View All Result
Home Phân tích kỹ thuật

Indicator (chỉ báo kỹ thuật)

Loan Writer by Loan Writer
01/01/2022
in Phân tích kỹ thuật
0

6+ chỉ báo kỹ thuật trong Forex này là những indicator cơ bản nhưng quan trọng mà các trader cần biết. Đó là:

exness banner 728x90 2 exness banner 728x90 2 exness banner 728x90 2
ADVERTISEMENT
  1. Bollinger Band
  2. MACD
  3. Parabolic SAR
  4. RSI
  5. Stochastic
  6. ADX

Chi tiết ý nghĩa và cách sử dụng của từng indicator này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé:

Mục lục
  1. 1. Bollinger Band
  2. 2. MACD
  3. 3. Parabolic SAR
  4. 4. RSI
  5. 5. Stochastic
  6. 6. ADX (Average Directional Index)
  7. Tổng kết

1. Bollinger Band

Bollinger Band là chỉ báo kỹ thuật do John Bollinger phát triển. Dải Bollinger bao gồm ba đường: 

  • Đường trung bình động đơn giản (SMA)
  • Hai đường được tính toán với một số độ lệch chuẩn xác định ở trên và dưới SMA. 

Nó cho biết thị trường đang im ắng hay biến động. Cụ thể:

Trong thời gian biến động giá tăng lên, các dải trên và dưới sẽ mở rộng và khi các biến động giá giảm, các dải sẽ co lại về phía phạm vi giá. Do đó, chúng có thể được sử dụng để so sánh sự biến động và mức giá tương đối trong một khoảng thời gian.

Bollinger Band
Bollinger Band

Giao dịch với Bollinger Band như thế nào?

  • Bollinger Bounce: Là việc giá di chuyển đến gần dải băng thì bật ngược trở lại do lúc này dải băng đóng vai trò như kháng cự và hỗ trợ. Nếu bạn sử dụng BB trong khung thời gian lớn thì vai trò kháng cự/hỗ trợ này càng mạnh mẽ. Nó đặc biệt hiệu quả trong thị trường không có xu hướng hay sideway.
  • Bollinger Squeeze: Là việc dải băng co lại khi thị trường im ắng, chờ đợi cho một đợt bứt phá giá mạnh mẽ. Nếu có một cây nến vượt ra khỏi dải băng đó chính là nến tín hiệu Breakout. Cụ thể là nếu nó phá đi lên thì khả năng cao là giá sẽ tăng, nếu phá đi xuống thì giá sẽ giảm.

2. MACD

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Chỉ báo kỹ thuật này được dùng để xem liệu có xu hướng mới không và nó là tăng hay giảm. Đơn giản là vì “Trend is Friend”.

Để có được chỉ số MACD, người ta sẽ dùng 3 con số là:

  • MA nhanh
  • MA chậm
  • Trung bình động hiệu số của MA nhanh và MA chậm (Yếu tố tạo thành Histogram)

MACD thông thường trên các biểu đồ có sẵn là “12,6,9” chính là thứ tự của 3 con số trên.

chỉ báo kỹ thuật MACD
Chỉ báo kỹ thuật MACD

Giao dịch với MACD như thế nào?

binance banner binance banner binance banner
ADVERTISEMENT

Khi đường xu hướng mới hình thành, chúng ta sẽ thấy đường MA nhanh thay đổi đường đi trước với giá và nó sẽ cắt đường MA chậm.

Khi hai đường cắt nhau, MA nhanh sẽ bắt đầu “phân kỳ” tức là đi xa khỏi đường MA chậm thể hiện xu hướng mới đã bắt đầu hình thành.

Tại các điểm mà các đường MA cắt nhau, bạn sẽ thấy Histogram gần như = 0, tức là không có Histogram. Chỉ khi MA nhanh phân kỳ mạnh mẽ thì Histogram mới được hình thành và lớn dần, đây cũng là lúc xu hướng tăng/giảm đang diễn ra.

3. Parabolic SAR

Nếu MACD giúp chúng ta tìm ra điểm bắt đầu của một xu hướng mới thì Parabolic SAR sẽ giúp tìm thấy điểm kết thúc của một xu hướng. Parabolic SAR chỉ ra khả năng cao là xu hướng sẽ đảo chiều trong thời gian tới bằng các dấu chấm trên biểu đồ.

Cụ thể là ở xu hướng tăng, các dấu chấm của Parabolic SAR nằm ở dưới các cây nến thì khi chúng chuyển sang nằm bên trên là báo hiệu xu hướng tăng sắp kết thúc và sẽ sớm đảo chiều sang xu hướng giảm.

Parabolic SAR
Parabolic SAR

Giao dịch với Parabolic SAR như thế nào?

Như vậy, đơn giản là khi bạn thấy các dấu chấm Parabolic SAR nằm ở dưới thì canh mua và nếu nằm ở trên thì canh bán. Nó hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường có xu hướng và đang di chuyển mạnh.

Lưu ý: Không dùng chỉ báo kỹ thuật Parabolic SAR trong thị trường đi ngang/sideway vì nó sẽ cho những tín hiệu sai.

Bạn có thể sử dụng Parabolic SAR để thoát lệnh để bảo vệ lợi nhuận của mình. Giả sử nếu bạn đang có lệnh mua và thấy Parabolic SAR xuất hiện ở phía trên biểu đồ nến thì điều này gợi ý rằng đây chính là thời điểm để thoát lệnh mua. Vì có thể giá sẽ đảo chiều sang giảm.

4. RSI

Chỉ số RSI dùng để đo lường tình trạng thị trường đang ở giai đoạn quá mua hay quá bán.

khoa hoc cryptto 101 1 khoa hoc cryptto 101 1 khoa hoc cryptto 101 1
ADVERTISEMENT

Người ta đo lường RSI từ 1 đến 100. Trong đó:

  • RSI <30 nghĩa là thị trường đang quá bán
  • RSI >70 là thị trường đang quá mua

Nếu thuần thục, bạn có thể dùng RSI để dò đáy hoặc đỉnh của thị trường và đưa ra quyết định mua/bán sớm.

Giao dịch với RSI
Giao dịch với RSI

Giao dịch với RSI như thế nào?

Dùng RSI để xác định xu hướng thị trường: Bằng cách quan sát đường RSI đang ở trên hay dưới 50 ta có thể biết thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm. Cụ thể:

  • Nếu RSI <50: Thị trường đang trong xu hướng giảm
  • Nếu RSI >50: Thị trường đang trong xu hướng tăng

5. Stochastic

Chỉ báo kỹ thuật Stochastic có thể giúp bạn xác định xem liệu xu hướng hiện tại sẽ sớm kết thúc không? Nó cũng có cấu tạo tương tự như MACD với 1 đường nhanh và 1 đường chậm.

Chỉ báo kỹ thuật Stochastic
Chỉ báo kỹ thuật Stochastic

Giao dịch với Stochastic như thế nào?

Chỉ số Stochastic có giá trị từ 0 – 100 và:

  • Nếu Stochastic trên 80 nghĩa là thị trường đang ở trạng thái quá mua
  • Nếu Stochastic dưới 20 nghĩa là thị trường đang ở trạng thái quá bán

Lúc này, chúng ta sẽ bán khi thị trường quá mua và mua khi thị trường quá bạn, chỉ đơn giản vậy thôi!

Bạn có thể kết hợp chỉ báo này với các chỉ số khác hoặc các yếu tố khác như mô hình nến đảo chiều hoặc mô hình giá… để có xác suất thắng cao hơn.

Tham khảo:

  • 17+ Mô hình nến đảo chiều mạnh cần biết!
  • 10+ Mô hình giá thường gặp

6. ADX (Average Directional Index)

ADX là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo lường độ mạnh yếu của xu hướng với mức độ từ 0 đến 100. Cụ thể:

  • ADX <20: Xu hướng đang yếu (khi thị trường đi ngang)
  • ADX >40-50: Xu hướng đang mạnh

Lưu ý là ADX chỉ thể hiện độ mạnh yếu của xu hướng chứ không thể hiện xu hướng đang tăng hay giảm.

ADX (Average Directional Index)
ADX (Average Directional Index)

Giao dịch với ADX như thế nào?

Khi ADX <50 nghĩa là xu hướng hiện tại đang yếu dần đi, bạn nên cân nhắc đóng lệnh để bảo vệ lợi nhuận.

Hoặc khi ADX <20 nghĩa là thị trường đang không có xu hướng rõ ràng, hãy khoan vào lệnh và chờ tín hiệu breakout để tìm điểm vào lệnh đẹp hơn.

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua 6+ chỉ báo kỹ thuật (indicator) quan trọng trong phân tích kỹ thuật thị trường Forex. Vì mỗi chỉ báo lại có vai trò khác nhau và chỉ phù hợp trong những tình huống nhất định. Do đó, bạn nên kết hợp chúng lại để có những tín hiệu tốt nhất. 

Nhiều trader có kinh nghiệm thường dùng 3 chỉ báo mà họ cho là tốt nhất và chỉ vào lệnh khi cả 3 chỉ báo này cho cùng 1 tín hiệu mua hoặc bán. 

Mình đã tổng hợp thành bảng các chỉ báo kỹ thuật và ứng dụng của các indicator này như sau để bạn tiện theo dõi:

Chỉ báo

Quy tắc giao dịch

Bollinger Band (30,2,2)

Chốt lệnh bán hoặc mua vào khi dải băng ở dưới biểu đồ ngày. Ngược lại khi BB ở trên biểu đồ ngày.

MACD (12,26,9)

Chốt lệnh bán hoặc mua vào khi MACD cắt trên biểu đồ ngày. Ngược lại khi MACD cắt dưới biểu đồ ngày.

Parabolic SAR (0.02, 0.02, 0.2)

Chốt lệnh bán hoặc mua vào khi dấu chấm của Parabolic SAR nằm ở dưới các cây nến của biểu đồ ngày.

Stochastic (14,3,3)

Mua khi Stochastic cắt lên 20. Bán khi Stochastic cắt xuống 80

RSI (9)

Mua vào khi RSI cắt 30 đi lên. Bán ra khi RSI cắt 70 đi xuống.

Học Forex miễn phí tại đây!

ShareShareShare
Loan Writer

Loan Writer

Chào bạn, mình là một Trader toàn thời gian. Mình yêu thích đầu tư và thích chia sẻ thông qua việc viết lách như thế này! Hy vọng những kiến thức và khóa học Forex miễn phí trên blog đã giúp bạn trang bị những kỹ năng giao dịch tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Related Posts

Fibonacci
Phân tích kỹ thuật

Cách giao dịch với Fibonacci

01/01/2022
Sóng Elliott
Phân tích kỹ thuật

Sóng Elliott là gì? Cách giao dịch với Sóng Elliott

01/01/2022
Mô hình giá
Phân tích kỹ thuật

Những mô hình giá Trader cần biết!

20/05/2022
Next Post
Mở tài khoản tại sàn Exness với Spread = 0

Sàn Exness có lừa đảo không? Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness!

Mở tài khoản và xác minh cực nhanh tại sàn FBS

Sàn FBS có uy tín không? Cách mở tài khoản FBS chi tiết cho người mới!

Sách Naked Forex - Phương pháp Price Action tinh gọn

[Tóm tắt] Sách Naked Forex - Phương pháp Price Action tinh gọn

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ADVERTISEMENT

Hướng dẫn

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A đến Z!

Cách đầu tư Bitcoin hiệu quả – Cách chơi Bitcoin toàn tập!

Cách mua bán Bitcoin trên Binance và Remitano!

[Hướng dẫn] Mở tài khoản Forex chi tiết!

Cách đầu tư (chơi) Forex hiệu quả!

Sàn giao dịch

Top 4+ sàn giao dịch Forex uy tín nhất hiện nay! (Cập nhật 2022)

Sàn Exness có lừa đảo không? Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness!

Sàn FBS có uy tín không? Cách mở tài khoản FBS chi tiết cho người mới!

Top 3+ sàn giao dịch Bitcoin uy tín nhất hiện nay!

Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn Binance, xác minh eKYC và xác thực 2FA

TCBS là gì? 2+ cách mở tài khoản chứng khoán Techcombank

Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên sàn Remitano và xác thực danh tính!

Nổi bật

[Free] Cách đăng ký tài khoản MB bank Online số đẹp nhận 30k

Cách mở tài khoản Techcombank Online miễn phí!

App vay tiền online uy tín, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh!

Hướng dẫn Mở tài khoản Vietinbank Online Số đẹp Miễn phí 100% trên iPay!

Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng Online miễn phí tại nhà chi tiết #2022

Top 4+ Ngân hàng chuyển tiền không mất phí #2021

Cách mở tài khoản Cake by VPbank có ngay 50k + nhận thẻ Cake tại nhà!

  • Home
  • Kiến thức
  • Sàn giao dịch
  • Ngân hàng
  • Blog

Giao dịch CFD luôn có rủi ro, bạn cần biết cách quản trị vốn và cân nhắc trước khi tham gia. ToihocTrade không có trách nhiệm với giao dịch của bạn!
Copyright © 2021 ToihocTrade - Cảnh báo rủi ro - Sitemap - Liên hệ
Chịu trách nhiệm nội dung:

No Result
View All Result
  • Home
  • Kiến thức
    • Forex
    • Crypto
    • Chứng khoán
    • Phân tích kỹ thuật
  • Sàn giao dịch
  • Ngân hàng
  • Blog

Giao dịch CFD luôn có rủi ro, bạn cần biết cách quản trị vốn và cân nhắc trước khi tham gia. ToihocTrade không có trách nhiệm với giao dịch của bạn!
Copyright © 2021 ToihocTrade - Cảnh báo rủi ro - Sitemap - Liên hệ
Chịu trách nhiệm nội dung: